Tranh làng Sình

Nét văn hóa dân gian đặc sắc xứ Huế​

Nguồn gốc

Tranh làng Sình

Thuở đầu, khi mới xuất hiện, tranh làng Sình thường được sản xuất để phục vụ nhu cầu thờ cúng, tín ngưỡng, cầu an lành. Trải qua nhiều thế kỷ, chứng kiến bao thay đổi của mảnh đất cố đô. Tranh làng Sình ngày nay còn được sử dụng rộng rãi hơn để chơi Tết, quà biếu tặng, trang trí ở nhiều lễ hội truyền thống. Đặc biệt hơn, làng nghề này cũng đã trở thành địa chỉ được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm hằng năm.

Đặc trưng của tranh làng Sình

Tranh Làng Sình đặc trưng là loại tranh thờ in từ bản khắc gỗ, chia thành 3 dòng: tranh nhân vật, tranh đồ vật và tranh động vật.

Tranh nhân vật

Tranh đồ vật

Tranh động vật

Về làng Sình

Làng được thành lập từ thế kỷ 15, không chỉ nổi tiếng với nghề tranh, làng Sình còn là một điểm đến cuốn hút du khách bởi phong cảnh thanh bình, những công trình kiến trúc cổ kính, đạm chất dân gian còn được lưu trữ. Đối diện bên kia sông là Thanh Hà, một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở Đàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh, một trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế.

Ý nghĩa của tranh làng Sình

Tranh làng Sình có rất nhiều ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và lưu giữ những làng nghề dân gian nổi tiếng. Đối với người dân làng Sình đây như một nét đẹp của cha ông để lại với nhiều ý nghĩa linh thiêng. Đối với du khách những bức tranh không chỉ là món quà ý nghĩa mà còn là nét đẹp văn hóa đặc biệt.

Play Video

Một số tác phẩm nổi bật

Tranh làng Sình khác với tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội) bởi chức năng là phục vụ thờ cúng, cúng xong là đốt. Vì vậy, đến nay chỉ còn những bản khắc gỗ là hiện vật quý giá còn lưu giữ được ở nhà ông Kỳ Hữu Phước – một nghệ nhân làm tranh lâu năm ở làng Sình.

7 bước tạo tác Tranh Làng Sình

Hầu hết các bước từ tạo khuôn, in ấn, tô điểm đều được làm bằng tay. Đặc biệt là phần dụng cụ và màu vẽ thường sẽ do nghệ nhân tự chuẩn bị, chế tác từ những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên. Có 7 bước để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh bao gồm: xén giấy, quét điệp, in tranh trên mộc bản, phơi tranh, pha màu, tô màu và bước cuối cùng là điểm nhãn.

Bước 1: Xén giấy

Giấy khi được mua về là loại giấy dó có bản to giống loại giấy in báo, tại đây những nghệ nhân sẽ dùng loại dao chuyên dụng để cắt giấy thành nhiều khổ khác nhau tùy vào mục đích và loại tranh muốn thực hiện.

Bước 2: Quét điệp

Quét điệp là bước rất quan trọng để tạo nên sự đặc biệt của bức tranh. Dân trong làng Sình thường đi cào điệp, một loại sò vỏ mỏng nhiều màu óng ánh. Sau đó, vỏ sẽ bị nghiền thành bột, trộn với hồ và dùng để quét lên giấy dó tạo nên một lớp óng ánh đẹp mắt.

Bước 3: In tranh

Sau khi để lớp điệp thật khô, nghệ nhân sẽ tiến hành in tranh trên mộc bản. Mộc bản là những khuôn tranh được khắc từ trước với nhiều hình thù và kích thước khác nhau. Mực in cũng rất đặc biệt, đây là sản phẩm tự nhiên từ việc đốt rơm thành tro hòa vào nước tạo thành mực cô đặc.

Bước 4: Phơi tranh

Phơi tranh cũng là một nghệ thuật, với số lượng tranh nhỏ có thể phơi ngay tại chỗ để tiếp tục công đoạn tiếp theo. Trước đây khi số lượng đặt tranh nhiều, cần phơi số lượng lớn, những ngày trời giông bão hay mưa gió sẽ khá vất vả.

Bước 5: Pha màu

Để pha màu, nghệ nhân sẽ sử dụng nhiều loại nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên để tạo nên các màu như: màu cam từ từ những viên gạch cũ, màu tím từ quả mồng tơi,… Sau đó, pha lại để tạo thành các màu mực mong muốn.

Bước 6: Tô màu

Ngay cả cây bút quét màu cũng rất đặc biệt khi làm từ rễ cây mọc bên đường, rễ to sẽ tạo những cây bút với đầu tô to, bút nhỏ thì được tạo để làm những cây bút nhỏ. Khi đã có đủ màu sắc nghệ nhân sẽ tô màu theo chủ đề từng bức tranh.

Bước 7: Điểm nhãn

Điểm nhãn là bước cuối cùng để có một bức tranh hoàn chỉnh, tuy nhiên chỉ một số chủ đề tranh đã đăng ký trước với cục văn hóa nghệ thuật mới được điểm nhãn còn những chủ đề chưa đăng ký thì sau khi tô màu là bức tranh đã hoàn chỉnh tác phẩm.

Nội dung do Santani thực hiện và tham khảo từ nhiều nguồn.